So sánh sản phẩm
Hotline: 0325 246 123
Menu
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Bản mã là gì? Các loại bản mã phổ biến hiện nay .

Bản mã là gì? Các loại bản mã phổ biến hiện nay .

Bản mã là gì? Các loại bản mã phổ biến hiện nay
“Đối với nền Công Nghiệp Thép Bản Mả là một trong những giá trị cốt lỏi”
Bản mã thép hay bản mã là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí, xây dựng. Bản mã là vật liệu quan trọng, không thể thiếu để hoàn thiện một công trình.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được khái niệm, công dụng và phương pháp sử dụng của bản mã. Bài viết sau sẽ giải đáp các khái niệm này.

Bản mã là gì?

1. Bản mã là gì?
Bản mã (Gusset plate) hay thép bản mã, bản mã cầu thang,… là một tấm thép được hàn thành một hộp vuông đặt ở đầu cọc bê tông.
Bản mã có tác dụng chính là hàn nối giữa hai cọc bê tông với nhau trong quá trình ép cọc xuống đất hoặc có vai trò tạo một bản gờ cố định làm trung gian cho bu lông ốc vít, đinh tán,.. tạo liên kết cố định vào các cấu trúc độc lập với nhau hoặc hỗ trợ cho việc căn chỉnh trong cấu trúc thiết kế.
Bản mã được sử dụng ở các vị trí khớp, điểm uốn cong hoặc mối liên kết rời rạc để hỗ trợ việc chuyển ứng suất giữa các chi tiết tham gia  vào kết nối từ đấy, giúp tăng cường mối nối và lực bám giữa chúng.
Có nhiều phương pháp cố định bản mã, trong đó phổ biến nhất là cố định bằng đinh tán, bulong, hàn hoặc ép.
Khi làm dầm cột của các cây cầu, làm móng nhà, cao ốc, móng cầu thì bản mã được sử dụng rất phổ biến.

Bản mã giúp hàn nối giữ 2 cọc bê tông

2. Cấu tạo của bản mã
Bản mã có cấu tạo rất đơn giản, thường có các hình dạng như hình vuông, hình chữ nhật và hình thang.
Bề mặt bản mã được dập lỗ để bulong xuyên qua.
Bên cạnh đó, còn có các bản mã có hình tam giác, hình tròn, oval,… hoặc một hình dạng đặc biệt để có thể vừa với các khớp nối của dầm cốt.
Theo đó, hình dáng cũng như kích thước của bản mã sẽ phụ thuộc vào bản vẽ của dầm cột, lực và tải trọng của kết cấu thép sao cho nó có thể chứa được hết các đường hàn liên kết thanh dàn(lưu ý góc giữ cạnh bản mã với trục thăng không nhỏ hơn 15 độ để đảm bảo sự truyền lực từ thanh vào bản mã)
Chính vì tầm quan trọng của mình, bản mã luôn được các kỹ sư xây dựng lựa chọn kỹ lưỡng dựa vào kiến thức và kinh nghiệm để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật của công trình.

Cấu tạo thép bản mã

3. Bản mã được sản xuất từ loại thép nào?
Bản mã thường được làm từ thép cán nguội, mạ kẽm, không rỉ,… Trong đó, bản mã làm bằng thép mạ kẽm là tốt nhất với khả năng chống gỉ sét cao, tuổi thọ lâu, độ cứng tốt.

Thép SS400 là một loại thép được sử dụng phổ biến khi sản xuất bản mã.

Với đặc điểm độ cứng lớn và lực kéo đứt cao, bản mã làm từ thép SS400 là lựa chọn tuyệt vời cho thi công nhà thép tiền chế hoặc thi công các công trình công nghiệp.
Hơn nữa, để tăng cường khả năng bảo vệ cho bản mã, sau khi thi công nên sơn một lớp sơn lên bề mặt bản mã và toàn bộ kết cấu thép của công trình.
Bản mã có thể được làm bằng đồng hoặc nhôm (không phổ biến), nhưng bản mã loại này chỉ dùng được cho các công trình nhỏ, không yêu cầu về khả năng chịu lực.
Lưu ý:
  • Thép bản mã phải đảm bảo yêu cầu về độ rộng để đủ bố trí liên kết với đường hàn và cách phân bổ bulong trên bề mặt.
  • Thép bản mã dày hay mỏng phụ thuộc nhiều vào độ mảnh và độ bền của vật liệu.
(Thép bản mã dày thì sẽ phá hoại giòn ở bulong, nhưng nếu quá mỏng thì lại phá hoại liên kết xảy ra do chảy dẻo của thép bản mã)
4. Phương pháp cắt bản mã
Có rất nhiều cách cắt bản mã thép, sau đây là một số cách thông dụng nhất.
Cắt bản mã bằng Plasma
Ưu điểm:
Là phương pháp cắt sở hữu tốc độ cắt nhanh, năng suất cao, tiết kiệm thời gian.
Nhược điểm:
  • Tạo đường cắt không chuẩn
  • Đường cắt cạnh mặt thường bị vát
  • Các tấm thép có độ dày càng lớn thì các đường vát sẽ càng dốc, gây mất thẩm mỹ rất nhiều.
Cắt bản mã bằng tia Laser

Cách cắt bản mã thép

Phương pháp hoạt động của máy cắt bằng tia laser là dùng chùm tia laser chiếu trực tiếp trên bề mặt chi tiết cần cắt.
Từ đây, nhiệt được truyền vào trong, gây chuyển biến về pha làm chảy hoặc bốc hơi phần tiếp xúc với tia laser; từ đó tạo ra các khoảng trống theo mong muốn trên bề mặt chi tiết.
Ưu điểm chủ yếu của bản mã được cắt theo phương pháp này là có độ chính xác cao, đảm bảo tính thẩm mỹ, ít phải xử lý thêm như phương pháp plasma.
Phương pháp cắt bảng mã bằng oxy – gas
Đây là phương pháp lâu đời nhất, có thể cắt được các tấm thép rất dày, tuy nhiên vẫn không cải thiện được độ vát của tấm thép.
Phương pháp cắt bằng tia nước
Đây là phương pháp động lực học lợi dụng áp lực tia nước ở áp suất cực lớn để cắt thép.
Ưu điểm: phương pháp này có ưu điểm là vết cắt rất nhỏ và mịn, quá trình cắt không sinh ra nhiệt như các phương pháp khác nên không làm biến dạng vật liệu cắt.
Nhược điểm: 
Đây là phương pháp cắt rất”đắt đỏ” do chi phí gia công và chi phí vận hành máy móc rất cao so với các phương pháp khác
Tóm lại, qua bài viết hi vọng độc giả đã có hiểu biết nhất định về bản mã thép là gì.
Nếu có bất kỳ thắc mắc vui lòng liên hệ “Thép Hình Đức Giang “ để được hỗ trợ.
Chúng tôi nhận cắt,gia công bản mã theo yêu cầu của Quý Khách Hàng.
Với hệ thống nhà xưởng quy mô lớn, máy móc, đội ngũ chuyên viên lành nghề sẽ đưa đến cho Quý Khách Hàng thành phẩm hài lòng nhất.
Hỗ trợ trực tuyến:
–  Văn phòng: mail Ms Hằng 0912.277.624
Xin cảm ơn đã đọc hết bài viết!smiley
 
 
heartCÔNG TY TNHH THÉP HÌNH ĐỨC GIANGheart
Địa chỉ: Số 4/53 Đức Giang – Long Biên – Hà Nội
Email: thephinhducgiang@gmail.com
Hotline:  0965.999.086
Website: thephinhducgiang.com
 
Tags:,