Cách phân biệt thép tấm - Cách tính trọng lượng thép tấm
1. Thép tấm chống trượt
Thép chống trượt hay con gọi là thép tấm nhám không còn xa lạ gì với những người làm công trình. Chúng có tên gọi là thép nhám bắt nguồn từ quy trình sản xuất. Trên bề mặt thép có gân hoặc hoa văn, có tác dụng tạo độ nhám và chống trượt.Thép chống trượt thường được chế tạo bằng cán nóng. Thép chống trượt thường được sử dụng ở nhiều công trình khác nhau.
Thép sử được sử dụng cho các công trình xây dựng. Làm sàn xe tải, dùng làm cầu thang, dùng các thép tiền chế, để làm lót sàn…..
Thép cán nóng được hình thành ở quá trình cán nóng ở nhiệt độ cao. Thường ở nhiệt độ 1000 độ C.
Loại thép này thường có màu xanh đen và màu sắc của thành phẩm khá tối. Hai bên của tấm cuộn thường khá xù xì không sắc mép.
Thường thì thép tấm cán nóng dễ bị gỉ sét nếu như để lâu.
3. Thép tấm cán nguội
Thép cán nguội thường có mẫu mã đẹp hơn so với thép cán nóng. Tuy nhiên giá thành sản phẩm lại tương đối cao.
Đồng thời quy trình bảo quản cũng phức tạp hơn so với thép cán nóng.
Ưu điểm của thép cán nguội là có bề mặt sáng bóng. Mép biên sắc cạnh, màu sắc sản phẩm thường có màu xám sáng….
4. Thép tấm mạ kẽm
Thép mạ kẽm là loại thép được phủ trên mình một lớp kẽm mạ. Với độ dày phù hợp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sản phẩm có tuổi thọ cao và độ bền đẹp. Thép mạ kẽm được sử dụng trong kiến trúc xây dựng.
Thiết bị ngành công nghiệp, máy giặt, tủ lạnh, tivi, điều hòa không khí. Hệ thống thông gió, máy nước nóng năng lượng mặt trời…
Là loại thép khi sản xuất người ta cho vào thêm các nguyên tố đặc biệt được gọi là nguyên tố hợp kim: Cr, Ni, Mn, Si, W, V, Co, Mo, Ti, Cu.
Chính nhờ các nguyên tố hợp kim đó mà làm cho thép hợp kim nói chung có những ưu điểm vượt trội so với thép tấm khắc. Tuỳ theo số lượng khác nhau của các nguyên tố và tỷ lệ của chúng trong thép tấm mà thay đổi độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn, sức bền và khả năng chống oxy hoá của thép thành phẩm.
Thép tấm kết cấu chung được sử dụng phổ biến trong nghành công nghiệp ô tô, cầu đường, cầu cảng, kết cấu nhà xưởng, bồn bể xăng dầu, cơ khí chế tạo, kiến trúc xây dựng và nhiều ứng dụng khác.
7. Thép tấm bản mã
Thép tấm bản mã là tên gọi chung của các mặt hàng được thông qua quá trình gia công đục lỗ hoặc cắt ra từ thép tấm.
Bản mã thường có hình dạng tấm thép hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình tròn, hình elip,…