So sánh sản phẩm
Hotline: 0325 246 123
Menu
  • Hiện chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng của bạn

Thép Hình Đức Giang khái quát về sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thép

Thép Hình Đức Giang khái quát về sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thép

Ngành công nghiệp sản xuất thép Việt Nam là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế. Bài viết này, Thép Hình Đức Giang xin chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức về quá trình hình thành và phát triền của ngành công nghiệp sản xuất thép Việt Nam

Quá trình hình thành

Ngành thép Công nghiệp sản xuất thép Việt Nam được bắt đầu hình thành vào năm 1960. Khu liên hiệp thép Thái Nguyên được Trung Quốc giúp đỡ xây dựng, và mẻ thép đầu tiên được ra đời vào năm 1963.  Xong do chiến tranh và những khó khăn về kinh tế, 15 năm sau, mới có sẳn phẩm thép cán. Năm 1975, nhà máy luyện thép Gia Sàng đi vào sản xuất, nhà máy này được Đức giúp đỡ để xây dựng. Lượng sản xuất của Gang thép Thái Nguyên lúc này là 100 nghìn tấn/ năm. Ở phía Nam thì có các nhà máy như VICASA, VIKIMCO,... được xây dựng để phục vụ cho nền kinh tế thời kỳ sau chiến tranh.
Năm 1976, công ty luyện kim đen miền Nam được thành lập trên cơ sở tiếp quản các nhà máy luyện, cán Thép Mini của chế độ cũ ở thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hòa, với tổng sản lượng khoảng 80 nghìn tấn/năm.

Quá trình phát triển 

Giai đoạn từ lúc mới hình thanh 1976 đến năm 1989

Ngành thép gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng, ngành thép không phát triển, sản lượng sản xuất ít chỉ đạt mức từ 40 đến 85 nghìn tấn/ năm.

Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1995

Đảng và nhà nước thực hiện các chủ trương mới và tiến hành mở cửa, lúc này ngành thép bắt đầu phát triển. Năm 1990, ngành  công nghiệp sản xuất thép đã vứt mức trên 100 nghìn tấn/ năm.
Năm 1990, tổng công ty Thép Việt Nam ra đời, thống nhát quản lý ngành công nghiệp sản xuất thép cả nước. Đây là một giai đoạn phát triển mạnh với nhiều dự án đầu tư, liên doanh nước ngoài được thực hiện. Các ngành cơ khí, quốc phòng xây dựng và nhiều thành phần kinh tế khác bắt tay vào sản xuất Thép mini.
Sản lượng thép tăng nhanh, năm 1998, thép cán tăng 4 lần sao với sản lượng năm 1990. Đạt mức 450 nghìn tấn/năm, bằng mức Liên Xô cung cấp cho nước hằng năm
Năm 1992, bắt đầu có sự liên doanh sản xuát thép, khi nguồn cung cấp từ các nước Đông Âu chấm dứt.
Tháng 4 năm 1995, tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập theo mô hình nhà nước ( công ty 91) trên cơ sở hợp nhất tổng công ty thép Việt Nam và Tổng công ty kim khí.

Giai đoạn 1996- 2000

đây là giai đoạn ngành thép có mức độ tăng trưởng tốt, tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ. Đã được được 13 liên doanh vào hoạt động.
Năm 2000, sản lượng của ngành công nghiệp sản xuất thép đạt 1,57 triệu tấn. Chỉ trong 4 năm sản lượng thép đã tăng lên gấp 3 lần và gấp 14 lần so với năm 1990. Đây là giai đoạn có tốc độ phát triển cao nhất.

Giai đoạn 2000 đến nay

Từ năm 2000 trở đi là giai đoạn nở rộ của các doanh nghiệp thép với sự đa dạng của các doanh nghiệp thép thuộc các loại hình sở hữu khác nhau của các thành phần kinh tế. Các chính sách mở cửa và hội nhập của Việt Nam cũng góp phần thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành thép trong nước. Ngoài VNSTEEL và các doanh nghiệp thép trực thuộc các bộ, ngành, và địa phương còn có các doanh nghiệp liên doanh, các công ty cổ phần, các công ty vốn nước ngoài và rất nhiều công ty thép tư nhân được đăng ký thành lập trong khuôn khổ của Luật Doanh nghiệp mới 1999. Một số công ty thép có tiếng hiện nay cũng được thành lập trong thời kỳ này như Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (2001), Công ty Thép Việt Ý (2002, tiền thân là Nhà máy thép Việt Ý thuộc Tổng Công ty Sông Đà. Tính đến năm 2001 có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng có công suất hơn 5.000 tấn/năm. Trong đó, 12 dây chuyền cán thép có công suất từ 100.000 tấn đến 300.000 tấn/năm. Tính trung bình công suất cán thép của một nhà máy ở Việt Nam chỉ khoảng 100.000 tấn/năm. Dù không thể phủ nhận công suất của các dây chuyền cán thép liên tục được cải thiện song mức 100.000 tấn/năm cũng chỉ thuộc loại quy mô nhỏ. Theo Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, kể từ năm 2011 trở đi, các dây chuyền cán thép phải có công suất tối thiểu từ 500.000 tấn/năm trở lên.32 Tuy nhiên, đây đã là công suất bình quân của các nhà máy sản xuất thép ở các nước trong khu vực tính đến năm 2007.33 Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp thép tư nhân trong nước đã có bước phát triển vượt bậc khi lần đầu tiên tổng sản lượng thép cán vượt hai khu vực còn lại, đạt mức hơn 1,2 triệu tấn, chiếm tỷ trọng gần 41%, trong khi khu vực nhà nước tiếp tục tụt dốc xuống còn 30,7%, tương đương 0,9 triệu tấn, còn khu vực nước ngoài cũng giảm tỷ trọng còn 28,4%, tương đương 839 nghìn tấn.34
Hiện nay, thành phần tham gia sản xuất, gia công và chế biến trong ngành công nghiệp sản xuất thép rất đa dạng bao gồm nhiều thành phần kinh tế. Như tổng công ty thép Việt Nam, các cơ sở quốc doanh, các công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty tư nhân. Với sự đa dạng và phong phú trên, hứa trên một sự phát triển sôi nổi của ngành công nghiệp sản xuất thép
Bài viết trên, thép hình Đức Giang đã tóm tắt về quán trình hình và phát triển của ngành công nghiệp sản xuất thép Việt Nam. Hy vọng nó sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về ngành thép Việt Nam.
Xem thêm: Có những loại thép xây dựng phổ biến nào?

Nếu có nhu cầu mua và được tư vấn về các loại thép. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
 
CÔNG TY TNHH THÉP HÌNH ĐỨC GIANG
Địa chỉ: 4/53 Đức Giang – Long Biên – Hà Nội
Hotline:
0965.999.806 – 0912.277.624 - 0325.246.123 - 0977.260.258
Email:
thephinhducgiang@gmail.com
Website:
thephinhducgiang.com
Tác giả: Hằng Nguyễn