Thép xây dựng cần đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?

Thép xây dựng cần đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?

MỤC LỤC

Để đảm bảo chất lượng, sự vững chắc của công trình thì các loại sắt thép xây dựng phải sản xuất theo tiêu chuẩn nhất định. Tùy thuộc từng quốc gia, từng nhà máy mà người ta áp dụng những tiêu chuẩn thép xây dựng khác nhau.
Việc áp dụng tiêu chuẩn thép xây dựng giúp nâng cao được chất lượng sản phẩm sắt thép trước khi tiêu thụ trên thị trường. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, bài viết này sẽ chia sẻ tiêu chuẩn của thép xây dựng là gì và một số tiêu chuẩn thép được ứng dụng ở Việt Nam

Thép xây dựng cần có tiêu chuẩn cụ thể

Tiêp chuẩn thép xây dựng là những quy định về đặc tính kỹ thuật, yêu cầu quản lý được dùng để làm chuẩn. Từ đó giúp người dùng phân loại và đánh giá chất lượng thép trên thị trường.
Tiêu chuẩn thép xây dựng giúp cho nhà máy sản xuất có thể tuân thủ và sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn này. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng sản phẩm sắt thép.

 

Một số tiêu chuẩn thép xây dựng tại Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả sử dụng, Việt Nam đã ban hành và chấp nhận một số tiêu chuẩn về thép xây dựng.

Tiêu chuẩn thép xây dựng Việt Nam – TCVN

TCVN 1651 – 1:2008

Đây là tiêu chuẩn thép xây dựng được bổ sung vào năm 2008 nhằm thay thế cho tiêu chuẩn nhăm 1985. Tiêu chuẩn này quy định yêu câu kỹ thuật cho thép thanh tròn dùng là cốt bê tông, áp dụng cho thép Mác CB300T và CB240T. Trong đó “CB” là viết tắt của từ cốt bê tông, “T” là ký hiệu của thép thanh tròn trơn. Còn 3 chữ số ở giữa thể hiện giá trị đặc trưng được quy định của giới hạn chảy trên.
Ngoài ra, người ta còn áp dụng tiêu chuẩn này cho tháp dạng thẳng, thép thanh tròn trơn dạng cuộn và các sản phẩm nắng thẳng. Và tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho thép thanh tròn trơn được chế tạo từ thành phẩm như thép tấm hay đường ray xe lửa.

 tiêu chuẩn thép xây dựng

TCVN 1811:2009 (ISO 14284:1996)

Tiêu chuẩn này được bổ sung năm 2009 để thay thế chi tiêu chuẩn 1811 năm 1976 và tương đương với ISO 14284:1996. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử để xác định thành phần hóa học của thỏi gang, gang đúc hay thép. Các phương pháp được quy định sử dụng cho cả kim loại rắng và lỏng.

TCVN 6287 – 1997

Đây là tiêu chuẩn do ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 17 Thép biên soạn và hoàn toàn tương đương với ISO 10065:1990. Tiêu chauarn quy định các quy trình thử uốn và thử uốn lại không hoàn thép của thép thanh cốt bê tông.
Mục đích để xác định tính chất hóa già của thép thanh xuất hiện biến dạng dẻo.

TCVN 7937 – 1:2013

Tiêu chuẩn này tương đương với ISO15630 – 1:2010. Nó quy định các phương pháp thử dùng cho thanh, dảnh và dây dừng làm cốt bê tông.

 

tiêu chuẩn thép xây dựng

2. Tiêu chuẩn thép xây dựng của Hoa Kỳ – ASTM

Đây là tiêu chuẩn do Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ ban hành. Tiêu chuẩn này gồm 6 chủ đề chính, đó là tính năng kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, thử nghiệm, thực hành, hướng dẫn, các thuật ngữ và phân loại.

ASTM 510 – 07

Tiêu chuẩn này đưa ra những yêu cầu chung đối với các sản phẩm thép dây, dạng tròn thô và thép cacbon. Ngoài ra còn được quy định đối với các snar phẩm than dây thép cacbon và dây tròn thô không tráng trong cuộn.

ASTM E1329

Tiêu chuẩn quy định việc xác minh và sử dụng nhiều sơ đồ kiểm soát khi phân tích quang hóa. Nó bao gồm quy trình phân tích quang hóa có được kiểm soát thống kê hay không, tiêu chí được cung cấp để xác định khi nào hành động khắc phục,…

tiêu chuẩn thép xây dựng

3. Tiêu chuẩn thép xây dựng của Nhật Bản – JIS

JIS là cụm viết tắt của Janpan Industrial Standard – Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản. Đây là bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn cụ thể dùng trong các hoạt động công nghiệp của Nhật Bản.
JIS Z 2248_2006(V) quy định phương pháp thử nghiệm uốn đối với các vật liệu kim loại.
JIS Z 2281_2011 quy định những phương pháp dùng để kiểm tra chất liệu và phản ứng sinh hóa ở nhiệt độ phòng ( từ 10 – 35 độ C)

4. Tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng

Quy định tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng được nêu rõ trong TCVN 4453 – 1995.
Quy định về nối thép dầm: thép có gờ phải đảm bảo cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép. Không được nối thép tại các vị trí chịu lực lớn hay những vị trí uốn cong.
Quy định về nối thép cột: thép có gờ thì cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép. Tại những vị trí chịu lực lớn và vị trí cần uốn cong không được nối thép.
Quy định về nối thép sàn: không nối thép tại những điểm hoặc vùng phải chịu lực lớn.
 
tiêu chuẩn thép xây dựng

5. Tiêu chuẩn cốt thép trong xây dựng

Tiêu chuẩn cốt thép trong xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574 : 1991 “Kết cấu bê tông cốt thép” và TCVN 1651 : 1985 “Thép cốt bê tông”.
Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc tại nhà máy và cần đảm bảo mức độ cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng gia công.
Không nên sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng và kích thước hình học như nhau. Cốt thép trước khi gia công cần làm sạch và cắt uốn thép theo quy định.

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn thép xây nhà tốt nhất

Trên đây là một số tiêu chuẩn thép xây dựng được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Hy vọng bài viết đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có nhu cầu tham khảo thêm thông tin các sản phẩm thép, vui lòng liên hệ đến Hotline 0965 999 086 – 0912 277 624 để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay

Bảo hành

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin bên dưới để đăng ký bảo hành sản phẩm của bạn.