Cùng Thép Hình Đức Giang Phân biệt thép CCT34, THÉP SS400, THÉP C45. Thép Hình Đức Giang đơn vị cung cấp thép uy tín- chất lượng.

Cùng Thép Hình Đức Giang Phân biệt thép CCT34, THÉP SS400, THÉP C45. Thép Hình Đức Giang đơn vị cung cấp thép uy tín- chất lượng.

MỤC LỤC

Mác thép là một thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật, đối với kỹ sư xây dựng thì thuật ngữ này xem ra rất đơn giản, Nhưng đối với người dân bình thường, nó là một từ không phải ai cũng hiểu được. Chúng ta cùng Thép Hình Đức Giang tìm hiểu trong bài viết sau:

Mác thép là gì?

Trước hết, ta cùng tìm hiểu mác thép là gì nhé. Trong các vật liệu xây dựng, ta thường sẽ thấy các ký hiệu thuật ngữ chuyên ngành. Thì đó chính là mác thép, ý nghĩa chính là thể hiện đầy đủ cường độ chịu lực của mỗi dòng thép khác nhau.

Đối với các kỹ sư chuyên ngành xây dựng, hay các đại lý, nhà phân phối vật liệu xây dựng thì rất dễ dàng nhận biết được mác thép. Cũng như là hiểu rõ các ký hiệu mác thép của từng dòng vật liệu hơn người tiêu dùng thông thường.

Vậy bạn đã biết được các dòng thép nào đang được ưa chuộng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay chưa? Cùng theo dõi tiếp phần dưới để hiểu thêm các thông tin về mác thép là gì nhé!

Các loại mác thép đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Mỗi loại mác thép đều sẽ được ứng dụng trong mỗi công trình khác nhau. Tùy vào những công trình xây dựng, các kết cấu hạ tầng thì sẽ sử dụng các loại mác thép khác nhau. Việc nắm vững các dòng sản phẩm bào sẽ ứng dụng vào các công trình nào thì sẽ phần nào giúp các chủ sở hữu tiết kiệm thời gian và công sức trong khâu lựa chọn sản phẩm.

Những loại mác thép được dùng phổ biến nhất trong xây dựng

Mác thép có rất nhiều loại khác nhau. Nhưng phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng gồm: SD295, SD390, SD490, CB300-V, CB400-V, CB500-V, Gr60, Grade 460.

Thường thì mác thép được sử dụng trong xây dựng có ký hiệu SD hay CB. Bạn có thắc mắc rằng tại sao lại sử dụng những ký hiệu này mà không dùng các ký hiệu khác? Bởi vì CB là viết tắt thể hiện cường độ chịu kéo của thép, hay nói cách khác là cấp độ bền của thép. C chính là viết tắt của cấp độ, B chính là viết tắt của độ bền.

Những loại mác thép thường được sử dụng trong kết cấu hạ tầng

Mác thép được sử dụng nhiều nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay gồm: SS400, Q235, Q345B,… Trong các bản vẽ xây dựng, ta thường thấy ghi chú thép CCT34, CCT38,… Thì đây chính là ký hiệu cho biết của thép tấm, thép hình và thép hộp.

Các loại mác thép này đặc biệt chuyên được sử dụng trong kết cấu hạ tầng hay xây dựng nhà tiền chế,…

Vì sao trên thị trường lại có nhiều loại mác thép như vậy?

Bạn có biết vì sao lại có nhiều loại mác thép là gì chưa? Bởi vì với mỗi công trình, thì mỗi mác thép sẽ có một ý nghĩa riêng. Ta thường thấy rằng trên thị trường có rất nhiều ký hiệu về mác thép. Điều này làm cho người tiêu dùng thường bối rối, không biết sử dụng loại nào để phù hợp với công trình nhất.

Ký hiệu của mác thép luôn gắn liền với các “tiêu chuẩn sản xuất đã được áp dụng” của loại thép đó. Các tiêu chuẩn mà nhà sản xuất thường áp dụng như tiêu chuẩn Việt Nam TCVN, tiêu chuẩn Nhật Bản JIS, tiêu chuẩn Nga,… Mỗi một tiêu chuẩn thì sẽ có một ký hiệu mác thép khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia cũng sẽ có tiêu chuẩn khác nhau về ký hiệu mác thép để dễ dàng phân biệt.

Tiêu chuẩn áp dụng trong sản xuất bao gồm:

  • Tiêu chuẩn TCVN 1651-1965
  • Tiêu chuẩn TCVN 1651-2008
  • Tiêu chuẩn JIS G3112 (1987)
  • Tiêu chuẩn JIS G3112 (2004)
  • Tiêu chuẩn TCCS 01:2010/TISCO
  • Tiêu chuẩn A615/A615M-04b
  • Tiêu chuẩn B449 – 1997

Phân biệt các loại thép trong ngành xây dựng

Thép có thể chia làm 2 loại:

  • Thép xây dựng: Là các loại thép tròn dùng trong kết cấu bê tông cốt thép.
  • Thép kết cấu: Là các loại thép tấm, thép hình H, I, thép góc… dùng trong lĩnh vực kết cấu thép, nhà thép tiền chế.

Mác thép là gì?

Mác thép là thuật ngữ chuyên ngành kỹ thuật để phân biệt các sản phẩm thép khác nhau. Tùy vào từng tiêu chuẩn mà mác thép kể đến khả năng chịu lực ( cường độ ) hay cả các thành phần hóa học trong thép.

Các loại mác thép thường sử dụng

  • Với thép xây dựng: SD 295, SD 390, CII, CIII, Gr60, Grade460, SD49,(CT51), CIII, SD295, SD390, CB300-V, CB400-V, CB500-V.
  • Với thép kết cấu: Trên thị trường Việt Nam hiện tại sử dụng thép SS400, Q235, Q345B, hay trong các bản vẽ ta thấy ghi chú thép CCT34, CCT38…

 

Tại sao lại có nhiều loại mác thép với các tên gọi khác nhau như vậy?

Trên thị trường có nhiều ký hiệu về mác thép làm cho người tiêu dùng bối rối và không biết nên sử dụng loại nào cho phù hợp. Tuy nhiên mỗi ký hiệu đều có ý nghĩa riêng của nó.

Ký hiệu của mác thép gắn với “tiêu chuẩn sản xuất được áp dụng” của thép đó. Có nhiều tiêu chuẩn mà nhà sản xuất áp dụng để sản xuất như Tiêu chuẩn Việt nam TCVN, tiêu chuẩn Nhật Bản JIS, tiêu chuẩn Nga vv.. Mỗi tiêu chuẩn sẽ có một ký hiệu khác nhau.

Tiêu chuẩn áp dụng khi sản xuất là: Tiêu chuẩn TCVN 1651-1985, TCVN 1651-2008, JIS G3112 (1987) JIS G3112 – 2004, TCCS 01:2010/TISCO, A615/A615M-04b, BS 4449 – 1997. 

Mác thép CT34 và CCT34 khác nhau thế nào?

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1765-75, thép được chia thành 3 nhóm:

  1. Nhóm A – đảm bảo tính chất cơ học;
  2. Nhóm B – đảm bảo thành phần hóa học;
  3. Nhóm C – đảm bảo tính chất cơ học và thành phần hóa học.

Các mác thép được sản xuất gồm:

  • Nhóm A: CT31; CT33; CT34; CT38; CT42; CT51; CT61.
  • Nhóm B: BCT31; BCT33; BCT34; BCT38; BCT42; BCT51; BCT61.
  • Nhóm C: CCT34; CCT38; CCT42 và CCT52.

Bảng tra mác thép

Bảng tra mác thép CTxx theo tiêu chuẩn Việt Nam

Mác thép SS400

Với những tính chất và đặc tính kỹ thuật riêng, mác thép SS400 là một trong số những loại thép được sử dụng nhiều lĩnh vực xây dựng nhà xưởng, nhà khung thép tiền chế.

Mác thép SS400 là loại mác thép Cacbon phổ biến, được sản xuất theo tiêu chuẩn của Nhật Bản JISG 3101 (1987). Loại thép này có thể ứng dụng cho nhiều loại sản phẩm như thép cuộn; thép tấm thông thường; thép hình H, U, V, I… Trong đó, thép SS400 ở dạng tấm thường có màu xanh đen, khi để lâu sẽ rỉ sét. Loại thép này được sản xuất thông qua quá trình cán nóng ở nhiệt độ 1000 độ C, ngược lại với dạng cuộn, được sản xuất trong quá trình cán nguội ở nhiệt độ thấp.