Chi tiết 10 bước trong quy trình gia công cơ khí chính xác tại Thép Hình Đức Giang

Chi tiết 10 bước trong quy trình gia công cơ khí chính xác tại Thép Hình Đức Giang

MỤC LỤC

1. Kiến thức chung về quy trình gia công cơ khí chính xác

Tại các phân xưởng lâu năm, chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, để tạo ra sản phẩm cơ khí chính xác thành phẩm đòi hỏi 1 quy trình gia công phức tạp. Các phôi nguyên liệu được đưa vào phân xưởng và được thợ kỹ thuật tiến hành gia công trên máy móc thông qua nhiều phương pháp khác nhau.

Gia công cơ khí chính xác tạo ra sản phẩm có độ chính xác gần như tuyệt đối nhờ việc sử dụng máy móc hiện đại. Bản chất của quá trình gia công cơ khí chính xác là việc cắt gọt, lấy đi 1 phần kim loại ở phôi dưới dạng phoi thông qua máy móc. Từ đó tạo ra hình dạng và kích thước như yêu cầu.

2. Chi tiết quy trình gia công cơ khí chính xác

Các bước trong quy trình gia công cơ khí được thiết lập rất rõ ràng để thợ kỹ sư có thể hình dung trước công việc và tiến hành đúng. Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết các bước ở dưới đây:

Bước 1: Tạo bản vẽ thiết kế cơ khí

Kỹ sư cơ khí là người trực tiếp phụ trách nghiên cứu bản vẽ, tìm hiểu chi tiết từng phần. Từ đó đảm bảo phân loại tất cả các chi tiết đúng yêu cầu về mặt kỹ thuật.

Bản vẽ thiết kế chi tiết bu lông

Bước 2: Xác định phương thức sản xuất

Phương thức sản xuất cho biết thông tin sản lượng, tính chất ổn định,… của đối tượng cần gia công. Từ phương thức sản xuất, người thợ sẽ xác định cách thức, công nghệ và tổ chức chế tạo đảm bảo chất lượng thành phẩm và đạt hiệu quả kinh tế.

Hiện nay có 3 phương thức sản xuất phổ thông sau:

  • Sản xuất đơn chiếc từng sản phẩm cơ khí: Sản phẩm được gia công tỉ mỉ, kéo dài thời gian. Phương thức này thường áp dụng với sản phẩm có sản lượng hàng năm rất ít (từ vài đến vài chục sản phẩm) và không có chu kỳ sản xuất lại.
  • Sản xuất hàng loạt sản phẩm cơ khí: Trái với phương thức trên, sản xuất hàng loạt nhanh chóng hơn. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm cũng khó đảm bảo hơn. Người ta áp dụng phương thức gia công này cho sản phẩm có sản lượng hàng năm tương đối lớn. Sản phẩm được tạo thành từng đợt, có chu kỳ xác định.
  • Sản xuất hàng khối sản phẩm cơ khí: được áp dụng khi số lượng sản xuất lớn. Sản phẩm được chế tạo liên tục và lâu dài. 

Bước 3: Lựa chọn phôi và tiến hành chế tạo phôi

Cần chọn phôi phù hợp với yêu cầu sản phẩm và yêu cầu khách hàng. Kích thước phôi được xác định theo lượng dư gia công. Vật liệu phôi đa dạng từ kim loại, hợp kim đến vật liệu phi kim.

Chọn phôi hợp lý đảm bảo cơ tính của chi tiết gia công. Đồng thời giảm chi phí vật liệu và chi phí gia công, góp phần giảm giá thành của sản phẩm.

Một số phương pháp chế tạo phôi có thể kể đến:

  • Đúc cơ khí: thợ luyện kim có thể tiến hành đúc trong khuôn cát tươi, đúc áp lực, đúc trong khuôn kim loại,… tùy vào yêu cầu kỹ thuật.
  • Gia công áp lực: rèn, cán, dập thể tích,…
  • Gia công hàn

Bước 4: Xác định thứ tự các bước

Người thợ cần xác định thứ tự các nguyên công, các bước trong quy trình gia công cơ khí chính xác. Chọn sơ đồ gá đặt ở từng nguyên công. Đưa ra phương án khác nhau để chế tạo chi tiết.

Nguyên công là đơn vị cơ bản của quy trình công nghệ, do 1 hoặc 1 nhóm công nhân thực hiện liên tục tại 1 chỗ để gia công cơ khí 1 (1 nhóm) chi tiết máy.

Việc thiết kế quy trình gia công cơ khí chính xác đòi hỏi xác định hợp lý thứ tự các nguyên công, các bước tiến hành tối ưu nhất (thời gian ngắn nhất, đảm bảo chất lượng và chi phí thấp nhất).

Bước 5: Lựa chọn máy móc, thiết bị phù hợp cho các nguyên công

Người thợ chịu trách nhiệm lựa chọn thiết bị, máy móc, dụng cụ hợp lý để đảm bảo năng suất và chất lượng thành phẩm.

 

Máy tiện CNC Mitsubishi tại Thép Hình Đức Giang

Bước 6: Xác định lượng dư gia công cho các bước

Để đạt chi tiết gia công có hình dạng, kích thước và chất lượng theo yêu cầu thiết kế, người thợ cần thực hiện qua nhiều bước. Tại mỗi bước phải hớt bỏ đi một lượng kim loại nhất định trên phôi. Lớp kim loại được hớt đi đó được gọi là lượng dư gia công.

Người kỹ sư thiết kế thường đưa ra nhiều phương án gia công cùng lúc. Sau đó tiến hành so sánh hiệu quả từng phương án để lựa chọn phương án tối ưu nhất.