Tính chất, đặc điểm của thép
Thép có cấu tạo chính từ sắt, cacbon kết hợp với một số thành phần hóa học khác. Tỷ lệ sắt và cacbon trong thép khác hoàn toàn so với vật liệu inox. Có nhiều tạp chất tồn tại trong sắt như silic, photpho, mangan, lưu huỳnh,… Trong quá trình sản xuất thép, các thành phần này được loại bỏ dần.
Thép có độ cứng rất lớn vì trong đó chứa nhiều hàm lượng cacbon. Dựa vào lượng cacbon có bên trong thép mà chúng được chia thành nhiều loại khác nhau. Đó là thép có hàm lượng cacbon cao, thép có hàm lượng cacbon vừa và thép có hàm lượng cacbon thấp.
Ngoài ra, Niken là thành phần tạo ra tính từ trong thép.
Thép có tính dẻo, tính bền, tính cứng. Thép cũng có khả năng chống oxy hóa của môi trường, khả năng đàn hồi và tính hàn.
Tính chất, đặc điểm, cách phân biệt vật liệu inox
Vật liệu Inox có những thành phần cấu tạo gần giống với thép. Và nó còn được bổ sung thêm ít nhất 10,5% Crom, Niken, Nito và Molypden để biến thép thành hợp chất không bao giờ gỉ sét. Thép không gỉ hay còn được gọi là inox. Inox là hợp chất không có tính từ trừ một số dòng inox đặc biết là 3xx và 4xx. Giá thành inox bao giờ cũng rẻ hơn thép.
Độ cứng của vật liệu inox thấp hơn thép bình thường do hàm lượng cacbon bên trong thấp hơn. Dựa vào cấu trúc bên trong, người ta chia thép không gỉ thành 4 loại cơ bản. Đó là thép không gỉ Austenitic, thép không gỉ Ferritic, thép không gỉ Martensitic, thép không gỉ Duplex. Nếu chi tiết hơn vào mức độ từ tính, tỉ lệ phần trăm của Crom và các nguyên tố khác thì inox được chia đến 60 loại khác nhau.
Phân loại các vật liệu inox
Thép không gỉ Austenitic
Đây là loại thép không gỉ thông dụng nhất. Loại này có chứa tối thiểu 7% Niken, 16% Crom, 0.08% Cacbon. Nhờ vào thành phần như vậy, loại thép này có khả năng chống chịu ăn mòn cao trong phạm vi nhiệt rọng. Thép cũng không bị nhiễm từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn. Do đó chúng được sử dụng để sản xuất đồ gia dụng, bình chứa, ống công nghiệp, tàu thuyền,…
Thép không gỉ Ferritic
Là loại thép không gỉ có tính chất cơ lý tương tự thép mềm do hàm lượng cacbon thấp, có khả năng chống chịu ăn mòn kém hơn. Loại này chứa 12 – 17% Crom. Nếu chứa khoảng 12% Crom, inox này được ứng dụng nhiều trong kiến trúc. Còn chứa khoảng 17% thì được dùng để làm đồ gia dụng, nồi hơi, máy giặt,…
Thép không gỉ Duplex
Đây là loại thép có tính chất trung hòa giữa Austenitic và Ferritic. Loại vật liệu inox này chứa ít Niken hơn. Độ bền chịu lực cao và độ mềm dẻo nên được ứng dụng nhiều trong công nghiệp háo dầu, sản xuất giấy, chế tạo tàu biển,…
Thép không gỉ Martensitic
Chứa khoảng 11 – 13% Crom, có độ chịu lực và độ cứng tốt, chống chịu ăn mòn tương đối. Do đó được sử dụng nhiều để chế tạo cánh tuabin, lưỡi dao,…
Ứng dụng của thép và inox trong cuộc sống
Do thành phần cấu tạo và tính chất của 2 vật liệu là khác nhau. Nên công dụng của chúng cũng khác nhau.
Thép có độ cứng cao nên được ứng dụng nhiều làm bệ đỡ trong kết cấu, kiến trúc công trình. Thép cũng được đúc khuôn, hàn tạo khuôn trong xây dựng cầu đường, khung giường, màn,…
Trong khi đó, với lợi thế chống ăn mòn cao, vật liệu inox được dùng để sản xuất ra nhiều vật dụng, thiết bị. Đặc biệt là dụng cụ y tế, dụng cụ nấu nướng, tủ bếp, chậu rửa, xoong nồi,… Inox còn đáp ứng được độ bóng bẩy, dễ dàng lau chùi nên được ứng dụng nhiều trong trang trí nội thất, sản xuất bàn ghế, tủ, bàn văn phòng,… Inox còn là loại vật liệu dễ bị nung chảy nên có thể tái chế và hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Trên đây là những tính chất, đặc điểm và cách phân biệt vật liệu inox với thép. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Tìm hiểu thêm điểm giống và khác nhau của Inox 201 và 304.
Inox 304 và inox 201 có điểm gì giống nhau?
Cả 2 loại INOX còn có tên gọi khác là thép không gỉ , được cấu tạo từ các hợp kim crom , magan và nito , ít biến màu, độ dẻo cao, phản ứng từ kém.
Đặc tính chung là chống được oxy hòa và ăn mòn nên là vật liệu được sử dụng phổ biến sản xuất ra các sản phẩm có đặc thù tương đối lớn, chống rò rỉ , chịu lực …. như bồn nước , chậu rửa chén vv…
Tính chống ăn mòn
Inox có đặc tính chống ăn mòn rất cao khi tiếp xúc với các loại hóa chất. Vậy nên người ta sử dụng nó trong kiến trúc, công nghệ dệt, chế biến thực phẩm và vệ sinh.
Tính chịu nhiệt
Ứng dụng của inox trong đời sống ngày càng tăng cũng vì nguyên nhân này. Inox có khả năng chịu được lượng nhiệt rất lớn có thể chạm mốc lên đến 925ºC. Ở nhiệt độ thế này, nhưng inox vẫn đạt được mức công năng tối đa và không hề bị oxy hóa.
Khả năng gia công
Vật liệu inox được ứng dụng rộng rãi để tạo hình phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của con người. Inox rất dễ dàng gia công, dát mỏng mà không cần phụ thuộc nhiều vào nhiệt.
Trong đời sống hàng ngày, inox tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: tấm inox, ống inox, cuộn inox, dải inox, thanh inox, phụ kiện inox, …
Sự khác nhau giữa inox 201 và 304
Giá cả:
Trong tình hình giá của Niken tăng liên tục thì những dòng Inox chứa hàm lượng Niken thấp, giá cả thấp và ổn định mang lại sự hấp dẫn thực sự. Và Inox 201 là một lựa chọn phù hợp, mác Inox ngày càng được dần chiếm được nhiều thị trường, những nơi mà Inox 304 và Inox 301 là lựa chọn chủ yếu. Inox 201 có giá cả thấp và ổn định là do dùng Magan để thay thế cho Niken. Chính điều này làm cho Inox 201 có nhiều tính chất tương tự Inox 304 và có được bề ngoài giống như Inox 304.
Như đã biết, thì Inox là một loại thép có chứa hơn 11% Chrom, chính vì điều này đã tạo cho Inox một lớp màng tự bảo vệ chống lại sự ăn mòn. Còn Niken được biết đến như là yếu tố chính mang lại sự ổn định cho pha Austenitic và khả năng gia công tuyệt vời cho Inox.
Inox 304 có hàm lượng Niken tối thiểu là 8%. Trong các nguyên tố tạo thành Austenitc, thì có nhiều nguyên tố có thể thay thế được Niken để tạo ra khả năng chống ăn mòn. Ví dụ: Chrom (đây là nguyên tố chính tạo nên khả năng chống ăn mòn cho Inox), Mangan (cũng góp phần làm ổn định pha Austenitic), Nitơ cũng góp phần làm tăng độ cứng, Đồng (Cu) cũng góp phần làm ổn định pha Austenitic.
Trong Inox 201, thì người ta sử dụng Magan như là nguyên tố chính để thay thế Niken theo tỉ lệ 2:1. Chúng ta có thể thấy theo thành phần hóa học như sau:
+ Inox 201: 4.5% Niken và 7.1% Mangan
+ Inox 304: 8.1% Niken và 1% Mangan
Với thành phần như thế này đã góp phần làm cho chi phí nguyên liệu thô của Inox 201 xuống rất thấp. Đây là lợi thế đầu tiên của 201.
Độ bền và khả năng gia công
Khối lượng riêng của Inox 201 thấp hơn nhưng độ bền của Inox 201 cao hơn 10% so với Inox 304
Do cùng khả năng dãn dài so với Inox 304, nên Inox thể hiện được tính chất tương tự như 304 trong quá trình uốn, tạo hình và dát mòng. Nhưng trong chừng mực nào đó thì Inox 304 vẫn dễ dát mỏng hơn và khi dát mỏng thì tiết kiệm năng lượng hơn Inox 201 (điều này là do sự ảnh hưởng của nguyên tố Mangan lên Inox 201, làm Inox 201 cứng hơn so với Inox 304)
Khả năng chống ăn mòn
Khi so sánh thành phần hóa học (TPHH) của inox 201 và Inox 304 thì ta thấy hàm lượng Chrom của Inox 201 thấp hơn Inox 304 khoảng 2%. Chính vì điều này mà Inox 201 có khả năng chống ăn mòn thấp hơn Inox 304.
Khả năng chống rỗ bề mặt được quyết định chủ yếu bởi hai nguyên tố Chrom và Lưu Huỳnh (S). Chrom giúp làm tăng khả năng chống ăn mòn, trong khi đó thì Lưu Huỳnh lại làm giảm khả năng chống ăn mòn. Trong TPHH thì 2 Inox này có cùng thành phần Lưu Huỳnh. Vì vậy khả năng chống rỗ bề mặt của Inox 201 là thấp hơn so với Inox 304.
304: Inox 304
4Ni: Inox 201 (Inox 201 chỉ chứa khoảng 4% Niken)
Kết quả như hình trên sau khi người ta thí nghiệm phun nước muối trong 575 giờ. Chính vì điều này mà ta thấy là Inox 201 không phù hợp với ngành hàng hải.
Nhìn chung , chúng ta có bản phân biệt inox 304 và inox 201 như sau:
Để tham khảo thêm các sản phẩm thép và inox, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Địa chỉ: 4/53 Đức Giang – Long Biên – Hà Nội
Hotline: 0965.999.806 – 0912.277.624
Tác Giả: Hằng Nguyễn
Email: thephinhducgiang@gmail.com
Website: thephinhducgiang.com