GIÁ THÀNH CẠNH TRANH
Thép CT3 là loại thép cacbon dễ kiếm, dễ nấu luyện và không chữa hợp kim đắt tiền dựa vào các thành phần của thép như sau:
- Carbon: 0.14% – 0.22%
- Mangan: 0.4% – 0.6%
- Silic: 0.12% – 0.3%
- Lưu huỳnh: ≤ 0.05%
- Phốt pho: ≤ 0.04%
Các mác thép có tính chất tương tự thì thép CT3 có giá thành thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo các thông số kỹ thuật công trình. Việc giá thành cạnh tranh giúp CT3 ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực giúp các nhà thầu tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng.
TÍNH DẺO CAO, DỄ ĐỊNH HÌNH
Độ dẻo của thép phụ thuộc vào hàm lượng Carbon (C) trong thành phần của thép, nếu tăng hàm lượng C thì thép sẽ trở nên cứng hơn, tăng độ bền và giảm tính hàn. Ngược lại với hàm lượng thành phần carbon càng thấp (phải đảm bảo tỷ lệ các chất trong thép) thì độ dẻo của thép càng cao
Với hàm lượng carbon trong théo dưới 0.25% nên thép CT3 có độ dẻo cao và khả năng định hình tốt. Điều này cũng cho thấy rõ nhược điểm của thép CT3 là độ cứng và độ bền thấp hơn so với các mác thép thương đương trên thị trường.
TÍNH CÔNG NGHỆ
Tính chất cơ lí- cường độ thép CT3 là nguyên nhân tính công nghệ cho loại thép này. Hay cụ thể hơn là CT3 là dễ đúc, cán, rèn, kéo sợi, hàn, gia công cắt.
- Độ bền kéo MPa: 373 – 481
- Độ bền chảy (MPa) phụ thuộc vào độ dày của thép:
- Độ dày < 20mm: 245
- Độ dày từ 20mm – 40mm: 235
- Độ dày từ 40mm – 100mm: 226
- Độ dày > 100mm: 216
- Độ dãn dài tương đối (delta 5 %) theo độ dày của thép:
- Độ dày thép < 20mm: 26
- Độ dày 20 – 40mm: 25
- Độ dày > 40mm: 23
- Thử uốn nguội 180 độ cũng được chia theo độ dày thép (d là đường kính gối uốn, a là độ dày)
- ≤ 20 d = 0,5a
- > 20 d = a