Sắt thép hiện nay là tên gọi chung dành cho tất cả các loại sắt thép được dùng trong việc xây dựng công trình. Tuy nhiên, bạn có biết sắt thép có rất nhiều loại khác nhau và để phân biệt các loại sắt thép xây dựng cần phải nắm rõ những đặc điểm cơ bản nhất của các loại thép? Những đặc điểm dưới đây của các loại thép mà Thép Hình Đức Giang mang đến sẽ giúp cho bạn phân loại được các loại sắt thép thông dụng nhất.
Thép hình, thép ống, thép hộp, thép tấm là nhưng mặt hàng được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Thép Hình Đức Giang có rất nhiều ý nghĩa trong ngành công nghiệp xây dựng và một số ngành nghề khác hiện nay. Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển, bởi vậy có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư nhiều các lĩnh vực vào thị trường Việt Nam, trong đấy nhiều nhất là các ngành xây dựng và các ngành chế tạo gia công liên quan đến các sản phẩm sắt thép.
Thép Hình Đức Giang được sử dụng và nhiều người biết đến hiện nay là thép U, thép I, thép V, thép H được gọi chung là thép hình và thép ống, thép hộp, thép tấm. Tùy vào lĩnh vực và nhu cầu sử dụng mà chủ đầu tư sẽ lựa chọn ra sản phẩm thép phù hợp nhất hoặc kết hợp các sản phẩm thép để tạo ra những hạng mục bền chắc nhất. Vậy mỗi một loại sắt thép lại có những ứng dụng khác nhau như thế nào, quý khách có thể tham khảo một số thông tin của Công Ty TNHH Thép Hình Đức Giang tại Hà Nội của chúng tôi đưa ra.
1. Sắt thép dạng cuộn.
Thép cuộn thường được dùng nhiều trong xây dựng công nghiệp, dân dụng, kết cấu nhà xưởng và nhiều công dụng khác… Thép cuộn thường được biết đến với 2 dạng là thép cuộn dây và thép cuộn tấm:
- Thép cuộn dây: là những dây thép dài được cuộn tròn, bề mặt trơn nhẵn hoặc có gân và thường có đường kính thông thường là: Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm. Mỗi cuộn thép cuộn được sản xuất với trọng lượng trung bình khoảng 200-459kg/cuộn, trường hợp đặc biệt thì nhà sản xuất có thể cung cấp những cuộn thép khối lượng lớn đến 2000kg.
- Thép cuộn tấm: là những lá thép có độ dày thông thường từ 0.15 – 2.0mm được cuộn tròn lại. Loại thép này với hàm lượng carbon tương đối, có tính dẻo và mềm hơn thép các nóng cùng tiêu chuẩn. Théo cuộn tấm được dùng trong các ngành cơ khí, chế tạo dân dụng, làm tủ điện, tủ đựng hồ sơ, cuốn dẻo làm ống, dùng để sơn mạ…
Các loại sắt thép dạng cuộn
Thép cuộn phải đảm bảo yêu cầu về giới hạn chảy, độ bền tức thời, độ dãn dài và được xác định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái nguội. Do được cuộn lại thành từng khối nên thép cuộn rất tiện dụng trong vận chuyển và sử dụng.
2. Sắt thép dạng thanh.
Thép thanh hay còn gọi là thép cây, được sử dụng cho các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng đòi hỏi về độ dẻo dai, chịu uốn và độ dãn dài cao. Tương tự như thép cuộn, sắt thép dạng thanh cũng có 2 loại gồm thép thanh tròn trơn và thép thanh vằn.
- Thép thanh tròn trơn: được thiết kế có bề ngoài nhẵn trơn, chiều dài thông thường là 12m/cây với đường kính thông dụng: Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, thép thanh tròn trơn sẽ được sản xuất với các chiều dài phù hợp
- Thép thanh vằn: còn gọi là thép cốt bê tông, trên mặt thanh thép có gân với các đường kính phổ biến Ø10, Ø12, Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25, Ø28, Ø32. Dạng thép này có chiều dài 11,7m hoặc theo yêu cầu của khách hàng.