Thép Hình Đức Giang khái quát Hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông.
Vì thế, bạn cần phải tính toán và biết hàm lượng thép trong bê tông như thế nào đạt chuẩn nhất để đảm bảo nó luôn an toàn và không bị ảnh hưởng khi hoàn thiện nhà.
Theo tài liệu trong về xây dựng, thì hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông như sau :
Hàm lượng cốt thép trong cột giá trị Max tùy thuộc vào quan điểm sử dụng vật liệu. Khi cần hạn chế việc sử dụng quá nhiều thép nhằm tiết kiệm chi phí thi công thì người ta thường lấy max = 3%. Và để đảm bảo sự làm việc chung giữa thép và bê tông thì lấy max = 6%.
Hàm lượng cốt thép trong dầm thường lấy tối đa không hơn 2%. Đẹp nhất là từ 1,2 đến 1,5%.
Lưu ý :
- Khi hàm lượng cốt thép ít thì khi bê tông bị phá thì cốt thép sẽ không đủ khả năng chịu lực. Dẫn đến kết cấu bị phá hoại.
- Khi hàm lượng cốt thép nhiều thì khi bê tông bị phá thì toàn bộ lực kéo do cốt thép chịu. Sẽ gây lãng phí nguyên vật liệu, tốn kém chi phí thi công, xây dựng.
- Hàm lượng cốt thép trong bê tông hợp lý sẽ tận dụng tốt được khả năng và sự làm việc chung giữa 2 vật liệu.
Bê tông là vật liệu giúp công trình vững chắc và có độ bền cao.
Vì vậy, trước khi xây dựng ngôi nhà hay công trình, cũng cần tìm hiểu tính toán và cân đối kỹ hàm lượng thép trong bê tông để đảm bảo công trình luôn được an toàn và có chi phí hợp lý.
Hàm lượng cốt thép trong bê tông không nên quá ít hoặc quá nhiều.
Công thức tính hàm lượng cốt thép trong bê tông sẽ cho kết quả hợp lý tận dụng tốt được khả năng và hiệu quả sự làm việc chung giữa 2 vật liệu.
Hàm lượng cốt thép là gì?
Hàm lượng cốt thép (ký hiệu µ) là tỉ lệ giữa diện tích tiết diện cốt thép và diện tích tiết diện bê tông.
Hàm lượng cốt thép trong bê tông không nên quá ít: công trình sẽ dễ bị phá vỡ sụp vì khả năng chịu lực không đủ, kết cấu của công trình không an toàn.
Hàm lượng cốt thép trong bê tông cũng không nên quá nhiều: vì khi bê tông bị phá thì lực kéo do cốt thép chịu và chi phí xây dựng công trình tăng do chi phí sắt thép đắt điều đó dẫn đến lãng phí và không hiệu quả
Công thức tính hàm lượng cốt thép
Công thức tính hàm lượng cốt thép
As / (b*ho)
Trong đó: ho là chiều cao làm việc của tiết diện, µ là hàm lượng cốt thép.
Chúng ta cần khống chế cân đối hàm lượng cốt thép trong khoảng µmin (hàm lượng cốt thép tối thiểu) và µmax (hàm lượng cốt thép tối đa) sao cho hợp lí. Khi tính ra được lượng cốt thép mà hàm lượng cốt thép bé hơn µmin thì chúng ta phải dùng lượng thép tương ứng với µmin để bố trí cho cấu kiện để tạo độ chắc chắn cho công trình. Ngược lại nếu tính ra được lượng cốt thép mà hàm lượng cốt thép lớn hơn µmax thì chúng ta cần thực hiện các biện pháp (tăng tiết diện của cấu kiện, tăng cấp bền của bê tông và cốt thép v.v..) để giảm lượng cốt thép tính toán tránh lãng phí và an toàn cho công trình
Hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông là bao nhiêu?
Theo tài liệu trong xây dựng cũng dựa trên kinh nghiệm của Công ty TNHH thép hình Đức Giang , hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông được tính như sau: Thứ nhất, hàm lượng cốt thép trong cột giá trị Max tùy thuộc vào quan điểm sử dụng vật liệu xây dựng. Trong trường hợp hạn chế sử dụng thép, tiết kiệm chi phí thi công thì Max = 3%. Còn nếu đảm bảo sự làm chung giữa thép và bê tông đúng tiêu chuẩn thì lúc này chỉ số của Max = 6%.
Thứ hai, hàm lượng cốt thép trong dầm thường < 2%, lý tưởng nhất là từ 1,2 đến 1,5%.
Khi hàm lượng cốt thép ít >>> Cốt thép không có khả năng chịu lực >>> Kết cấu bị phá.
Khi hàm lượng cốt thép nhiều >>> Cốt thép chịu toàn bộ lực kéo >>> Bê tông bị phá. Từ đó nguyên vật liệu bị lãng phí, “tiền mất, tật mang” tốn kém chi phí mà không được gì.
Hàm lượng cốt thép trong bê tông hợp lý, đúng tiêu chuẩn sẽ vận dụng được khả năng và sự làm việc chung của hai vật liệu cốt thép và bê tông đạt mức tốt nhất, ổn định nhất.
Bảng ước lượng tỉ lệ 1m3 cốt thép trong bê tông
Bảng ước lượng tỷ lệ thép trong 1m3 bê tông chỉ áp dụng cho nhà dân dụng. Sử dụng cho trường hợp không có thiết kế kết cấu và thống kê thép cụ thể
Lưu ý :
Bảng ước lượng tỷ lệ thép trong 1m3 bê tông chỉ áp dụng cho nhà dân dụng.
Sử dụng cho trường hợp không có thiết kế kết cấu và thống kê thép cụ thể.
Ngoài cách trên còn có một cách khác để xác định hàm lượng cốt thép trong 1m3 bê tông.
Cách này cũng không khó, được suy ra từ các phép tinh dưới đây!
CT móng cột: fi<=10:20kg; fi<=18:50kg; fi>18:30kg/m3 bê tông. Tổng 90kg/m3.
CT dầm móng: fi<=10:25kg; fi<=18:120kg/m3 bê tông. Tổng 145kg/m3.
CT cột: fi<=10:30kg; fi<=18:60kg; fi>18:75kg/m3 bê tông. Tổng 165kg/m3.
CT dầm: fi<=10: 30kg;fi<=18:85kg;fi>18:50kg/m3 bê tông. Tổng 165kg/m3.
CT sàn: fi<=10:90kg/m3 bê tông.
CT lanh tô: fi<=10:80kg/m3 bê tông.
CT cầu thang: fi<=10:75kg; fi<=18:45kg/m3 bê tông. Tổng 120kg/m3