Thép Hình Đức Giang So Sánh Thép Ct3 Và Ss400 – Đặc Điểm Và Ứng Dụng . Đơn Vị phân phối Thép Tấm các loại.

Thép Hình Đức Giang So Sánh Thép Ct3 Và Ss400 – Đặc Điểm Và Ứng Dụng . Đơn Vị phân phối Thép Tấm các loại.

MỤC LỤC

So Sánh Thép Ct3 Và Ss400 – Đặc Điểm Và Ứng Dụng

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại sắt thép và mác thép khác nhau. Dựa vào đâu để phân biệt giữa các mác thép khác nhau và ứng dụng của từng loại thép ra sao. Bài viết dưới đây, Tổng công ty phân phối Kho thép xây dựng sẽ so sánh thép CT3 và thép SS400. Mời các bạn và quý khách hàng cùng tham khảo.

So sánh thép CT3 và thép SS400 qua đặc điểm và tính chất kỹ thuật

Thép tấm SS400 là gì ?

Thép tấm SS400 là mác thép thông thường được sử dụng trong ngành công nghiệp chế tạo máy móc, khuôn dập, chi tiết máy cơ khí… Thép ss400 được sản xuất theo tiêu chuẩn JISG của Nhật Bản. Thép tấm SS400 được chia thành thép tấm thường và thép tấm nhám. Sở dĩ thép tấm được phân loại như vậy bởi quy trình sản xuất. Hai quy trình để sản xuất ra hai loại thép tấm này là cán nóng và cán nguội.

Thép ss400 hiện nay được sản xuất chủ yếu bằng quy trình luyện thép cán nóng và thông qua quá trình cán thường để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Sản phẩm sau khi hoàn thiện thường có màu xanh, đen, tối đặc trưng. Đường mép biên thường bo tròn, xù xì, biên màu gỉ sét khi để lâu.

Các sản phẩm thép ss400 cán nguội thường có độ dày mỏng hơn so với các sản phẩm cán nóng. Đặc biệt các sản phẩm thép cán nóng được nhiều quý khách hàng lựa chọn sử dụng hơn bởi thép sản xuất bởi quy trình này đa dạng về độ dày, dễ bảo quản cũng như dễ sử dụng. Tuy nhiên trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý khách một sản phẩm cụ thể là thép tấm SS400.

1.Thép là gì? Khái quát về Thép CT3, Thép SS400.

Thép là gì?

Thép là hợp kim chứa chủ yếu Sắt được tạo thành từ quá trình nung chảy với một hàm lượng thành phần Cacbon chứa từ 0,2 – 2,1% về khối lượng (phụ thuộc vào các loại thép khác nhau). Cacbon là nguyên liệu hợp kim chủ yếu cho sắt, nhưng còn có các thành phần hợp kim khác được sử dụng như mangan, chromium, vanadium, tungsten. Cacbon và các thành phần khác có tác dụng như là nhân tố tạo cứng, chống lại sự tách rời, đứt, gãy (biến vị, chuyển pha) trong mạng tinh thể nguyên tử sắt khỏi sự trượt lên các lớp khác.
Mác thép SS400 và mác thép CT3 đều là những vật liệu quan trong không thể thiếu trong sản xuất và xây dựng, hai mác thép này là tương đương nhau về các đặc điểm kỹ thuật và thành phần lý hóa, có thể thay thế cho nhau. Mác thép SS400 là mác thép được sản xuất theo công nghệ của Nhật còn mác thép CT3 được sản xuất theo công nghệ của Nga. Nhưng hai mác thép này khác nhau như thế nào, công dụng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

2.  Chi tiết về thép CT3
 

Thép CT3 là loại thép Cacbon thấp <2% được dùng chủ yếu trong chế tạo chi tiết máy, khuôn mẫu, gia công bản mã,… CT là viết tắt của Cacbon thấp, 3 là thép có kết cấu thuộc nhóm C. Theo TCVN 1765 – 75 quy định về Mác thép thì nhóm C bao gồm : CCT34, CCT38,… (trong đó chữ số đằng sau số 3 (cụ thể là 4, 8) chỉ giới hạn bề của thép). 

Theo hàm lượng cacbon trong thép mà có các loại thép:

  • Thép cacbon thấp: Hàm lượng cacbon trong thép ≤ 0,25
  • Thép cacbon trung bình: Hàm lượng cacbon 0.25 – 0.6
  • Thép cacbon cao: Hàm lượng cacbon là 0.6 – 2%

Khi tăng hàm lượng cacbon, thép có đặc tính là ít dẻo, cường độ chịu lực và độ giòn tăng.

Đặc điểm và tính chất của thép CT3

  • Độ bền kéo (MPa) 373-481

Độ bền chảy (MPa) chia theo độ dầy

  • <20mm 245
  • 20-40mm 235
  • 40-100mm 226
  • >100mm 216

Độ dãn dài tương đối (denta5) % chia theo độ dầy

  • <20mm 26
  • 20-40mm 25
  • >40mm 23

Thử uốn nguội 180độ cũng chia theo độ dầy (d là đường kính gối uốn, a là độ dầy)

  • <=20 d = 0,5a
  • >20 d = a

Thành phần thép CT3 như sau:

Trọng lượng riêng của thép CT3: 7.85 g/cm3
Thép CT3 được cấu tạo từ các thành phần hóa học sau đây:

  • Carbon: 0.14% – 0.22%
  • Mangan: 0.4% – 0.6%
  • Silic: 0.12% – 0.3%
  • Lưu huỳnh: ≤ 0.05%
  • Phốt pho: ≤ 0.04%

Các thành phần, phần trăm của nguyên tố hóa học  đặc biệt là Cacbon ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tính chất của sản phẩm. Hàm lượng cacbon tỉ lệ thuận với độ cứng và độ bền của sản phẩm. Tuy nhiên hàm lượng cacbon cao quá lại làm giảm tính dễ uốn và tính hàn của sản phẩm. Với hàm lượng các bon thấp  (%C ≤ 0,25%) sản phấm sẽ có tính chất dẻo, dai nhưng có độ bền và độ cứng thấp.

3. Chi tiết về thép SS400

Độ bền kéo: 400-510 MPa
Độ bền chảy của chúng phụ thuộc vào  độ dày của sản phẩm, độ dày càng lớn độ bền chảy càng giảm:

  • Độ dày từ 16 mm trở xuống : 245 Mpa
  • Độ dày từ 16 – 40 mm: 235 Mpa
  • Độ dày lớn hơn 40 mm: 215 Mpa

Độ dãn dài tương đối (denta5) % cũng phụ thuộc vào độ dày sản phẩm, sản phẩm càng dày độ dãn tương đối càng cao

  • Đối với độ dày từ 25 mm: độ dãn dài tương đối là 20%

Thép SS400 được cấu tạo từ các thành phần hóa học sau đây:

  • Carbon: 0.11% – 0.18%
  • Mangan: 0.4% – 0.6%
  • Silic: 0.12% – 0.17%
  • Lưu huỳnh: ≤ 0.03%
  • Phốt pho: ≤ 0.02%
  • Niken: 0.03%
  • Crom: 0.02%

4. Phân biệt 2 mác thép CT3 và thép SS400

So sánh những thông số kỹ thuật và thành phần lý hóa như trên thì ta thấy mác thép SS400 và CT3 là hai mác thép tương đương nhau, có thể thay thế cho nhau nếu trong điều kiện không tìn được mác thép CT3 hay ngược lại. Nhưng nhìn vào cơ lý thì thấy SS400 có nhỉnh hơn một chút. Thành phần C hoặc Mn hoặc Si hoặc cả 3 nguyên tố này nhỉnh hơn Thép CT3.
Thép SS400 là loại thép được dùng nhiều trong lĩnh vực chế tạo máy, chế tạo tàu thuyền,…thép tấm tại Thanh Bình HTC đạt chuẩn JJSG 3101 ( 1987) của Nhật Bản.
Thép CT3 là một loại thép carbon, chúng được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp bởi tính chất thép có độ cứng, độ bền kéo và khả năng chịu nhiệt phù hợp cho gia công thiết bị, gia công mặt bích, gia công bản mã…Mác thép CT3 là loại mác thép của Nga được sản xuất theo tiêu chuẩn:  ГOCT 380 – 89.

 So sánh thép CT3 và SS400